Trong mấy ngày qua, bắt nguồn từ diễn đàn otofun.net, anh Thanh Hải có nickname là cuckoo đã chia sẻ việc anh bị mất 30 triệu trong tài khoản chỉ sau 50 phút bị cướp mất SIM điện thoại.
Sự việc xảy ra với anh Hải là một cảnh báo cho người dùng về thủ đoạn mới của kẻ xấu khi lợi dụng kẽ hở của nhà mạng để chiếm đoạt tài sản một cách bất hợp pháp và đang thu hút sự quan tâm của nhiều thành viên trên diễn đàn.
Cụ thể, vào lúc 20:05 ngày 10/7/2013, anh Hải nhận được tin nhắn từ đầu số 155 của Viettel, nội dung như bên dưới:
Sau đó, SIM Viettel anh đang sử dụng bị khóa, không sử dụng được nữa. Khoảng 20 phút sau, sau khi liên hệ với tổng đài Viettel thì được thông báo là SIM anh đang sử dụng có người đã báo mất SIM xin cấp lại SIM mới, đây chính là kẽ hở khi nhà mạng quá dễ dàng cấp lại SIM cho một người khác.
Vào thời điểm 9 giờ sáng ngày 9/7/2013, tài khoản Maritimes bank của anh Hải có số dư là 44,334.042 đ. Trong vòng khoảng 50 phút kể từ thời điểm SIM anh Hải đang dùng bị “cướp”, kẻ gian đã kịp lấy mất 30 triệu trong tài khoản ngân hàng ( từ 20h05 – 22h55 ngày 10/7/2013). Do nghi ngờ và sợ bị mất tiền, ngay trong đêm, anh Hải đã phải chạy ra cây ATM của Maritime Bank và kiểm tra và rút hết số tiền 14 triệu còn lại trong tài khoản.
Sáng ngày 11/7/2013, anh Hải đã lên trung tâm của Viettel ( 1268 Lạc Long Quân, P.8, Q. Tân Bình) để làm lại SIM và khiếu nại dịch vụ. Tuy nhiên, số tiền anh bị mất thì nhà mạng Viettel phải chịu trách nhiệm như thế nào và giải quyết trong thời gian bao lâu?
Tìm hiểu thêm về những khả năng mất tiền khi bị cướp mất SIM gắn với dịch vụ OTP (One Time Password) đăng ký với ngân hàng thì hiện nay, đặc biệt qua hệ thống Smartlink, kẻ gian chỉ cần thực hiện các thủ đoạn như sau:
1. Tìm thông tin nạn nhân: lên mạng tìm các người bán hàng online mạng, giả làm khách mua hàng, lấy thông tin chuyển khoản, số điện thoại liên hệ.
2. Dùng 5 - 10 SIM khuyến mãi gọi vào số điện thoại của nạn nhân
3. Ra nhà cung cấp mạng báo mất, xin cấp lại SIM mới
4. Khi có SIM mới, tiến hành mua hàng online qua hệ thống smartlink, lấy tiền của nạn nhân
Một ví dụ hết sức trực quan là mua thẻ điện thoại online, khi tới phần thanh toán, bạn chọn thanh toán qua thẻ nội địa (ATM), chọn Ngân Hàng Maritime thì sẽ xuất hiện bảng bên dưới:
Sau khi điền thông tin tên chủ thẻ + Số thẻ vào thì mất vài giây Ngân hàng sẽ gửi mã xác nhận OTP (One Time Password) về số điện thoại đăng ký của thẻ. Bạn chỉ cần xác nhận mã này vào là giao dịch thực hiện thành công.
Trong trường hợp của anh Hải là một cảnh báo cho người dùng về việc có thể bị “cướp” SIM để chiếm đoạt tiền trong tài khoản thông qua Internet, và vẫn còn kẽ hở trong việc cấp lại SIM của nhà mạng cũng như chuyển tiền trên mạng qua hệ thống Smartlink đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. Người dùng cần phải bảo vệ thông tin cá nhân trên thế giới mạng, đặc biệt là những thông tin liên quan đến tài khoản ngân hàng, số thẻ ATM và các thông tin tài chính khác.
Vietbao.vn ( Theo XHTT)
Like haivl trên Facebook để được cười nhiều hơn nhé ^^
Bình luận Báo cáo vi phạm
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét